-
-
-
Tổng cộng:
-
Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật đã nói: "Hạnh phúc thay, giữa những người hận thù, ta sống không hận thù. Hạnh phúc thay, giữa những người xao động, ta sống không xao động. Hạnh phúc thay, giữa những người tham lam, ta sống không tham lam". Cũng vậy, từ kiếp xưa ta đã từng thù hận, hơn thua, tham lam, ích kỷ,... giờ đây, người đối với mình cũng đầy thù hận, hơn thua như thế. Nhưng giờ phút này, ta nguyện từ bỏ duyên xưa để bước sang một cuộc sống khác. Dù mọi người có đối xử với mình bằng sự hận thù, tham lam, ích kỷ,... ta vẫn nguyện không đem điều đó để đối xử lại với người. Ta sẽ gây một duyên lành mới là chỉ đem lòng thương yêu, tử tế, vị tha, nhẫn nhục, hiền lành để đối xử với cuộc đời mà thôi.
Trong cuộc đời, chúng ta thấy có những người sống hiền lành tử tế, thánh thiện, không bao giờ biết mưu tính hơn thua hoặc mưu mô thủ đoạn với ai, và cuộc đời họ gặp nhiều may mắn, gặp được những người tốt bụng, nhân từ. Để ngợi khen những con người như thế, dân gian ta có câu "ở hiền gặp lành".
Và đạo lý này cũng rất phù hợp với luật Nhân Quả mà Đức Phật đã dạy. Chúng ta phải biết sống hiền lành, tử tế với đời và phải gieo rắc điều hiền thiện vào trong cuộc sống. Hương thơm đức hạnh ấy sẽ bay đi, lan tỏa khắp chốn, khiến nhiều người quanh ta được vô cùng lợi lạc.
Tuy nhiên, ta vẫn thấy không ít người hiền lành nhưng cuộc đời lại gặp phải tai ương, hoạn nạn. Ta vẫn thấy có những người không bao giờ đối xử tệ bạc với ai mà lại mắc bệnh ung thư, đời sống vô cùng khốn khổ… Khi chứng kiến những mảnh đời như thế, nhiều người sẽ lung lay, hoang mang, mất niềm tin với đạo lý "ở hiền gặp lành".
Vấn đề ở đây là gì? Đó là tuy ta thấy họ hiền, nhưng thật sự chưa chắc họ là người hiền, có thể mình chưa thấy họ hung dữ thôi. Vì vậy để kết luận một người có hiền hay không thì buộc người đó phải được thử thách, khi đối diện khó khăn họ vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, không bị lung lay, không bán mình cho điều xấu. Nếu đối diện nghịch cảnh họ vẫn giữ vững thái độ hiền lành tử tế, thì đó mới là người hiền lành thật sự.
Bên cạnh đó, hiền lành rất dễ bị nhầm với nhu nhược. Người nhu nhược khi bị áp đặt một điều gì sai họ sẽ chấp nhận, đồng lõa với cái xấu, cái ác miễn được yên thân.
Còn nếu ta chưa thật sự là người hiền thì ta phải làm thế nào để chuyển đổi tâm hồn của mình, để cuộc đời ta chỉ còn những điều tốt đẹp, cao thượng lan tỏa đi khắp nơi, đem yên vui, hạnh phúc đến cho mọi người.
Kính mời quý Phật tử đón đọc ấn phẩm "Ở hiền gặp lành" để phân biệt được thế nào mới thật sự là người hiền, thế nào là người dữ, cũng như cách để chuyển đổi tâm hồn mình để trở nên hiền thiện.
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng