-
-
-
Tổng cộng:
-
Thông qua tập sách TÌNH YÊU- HÔN NHÂN- GIA ĐÌNH, đạo Phật đã cho chúng ta những bài học thực tiễn trong cách đối xử với nhau, cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách thức giải quyết thỏa đáng và êm ấm. Đứng trên quan điểm khách quan, đạo Phật đã hướng dẫn đến mỗi cá nhân hay gia đình cách sống tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách thức nâng cao đạo đức và kiến thức bản thân, chúng ta sẽ xây dựng được gia đình hạnh phúc, Đạo Pháp hưng long, xã hội phát triển.
Tình yêu có lẽ là đề tài muôn thuở đã khiến các nhà thơ, nhà văn tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, ta chỉ nhìn thấy sự đẹp đẽ của tình yêu, mà ít ai nhận ra những vấp ngã của các đôi yêu nhau khi bước vào đời sống hôn nhân, xây dựng gia đình. Những ngày đầu trong tình yêu ta sẽ dễ bị cảm xúc chi phối mà lầm tưởng đó là lý trí. Đến khi lập gia đình, chung sống lâu ngày, bắt đầu thấy lỗi lầm của nhau, ta sẽ cảm thấy chán nản mà phát sinh sự bực bội, cáu kỉnh, và phát sinh nhiều chuyện phức tạp không biết tháo gỡ. Chính vì vậy, không ít gia đình đã tan vỡ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và tương lai của con trẻ.
Nhận thấy, để có được một xã hội phát triển vững mạnh thì chính mỗi gia đình phải là những tế bào mạnh. Không đứng ngoài cuộc sống, Đạo Phật cũng đã xây dựng những nguyên tắc ứng xử phù hợp cho những người còn chưa thể rời bỏ đời sống thế tục, còn bị ràng buộc bởi hôn nhân & gia đình.
Thông qua tập sách TÌNH YÊU- HÔN NHÂN- GIA ĐÌNH, đạo Phật đã cho chúng ta những bài học thực tiễn trong cách đối xử với nhau, cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách thức giải quyết thỏa đáng và êm ấm. Đứng trên quan điểm khách quan, đạo Phật đã hướng dẫn đến mỗi cá nhân hay gia đình cách sống tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách thức nâng cao đạo đức và kiến thức bản thân, chúng ta sẽ xây dựng được gia đình hạnh phúc, Đạo Pháp hưng long, xã hội phát triển.
Đây chắc hẳn sẽ là tập sách dành được sự quan tâm của các vị phụ huynh đã, đang và sắp có con trong độ tuổi trưởng thành, sắp kết hôn. Và cũng là bộ sách giúp các bạn đã, đang và sẽ có dự định xây dựng gia đình riêng cần đọc. Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc cuốn sách TÌNH YÊU- HÔN NHÂN- GIA ĐÌNH, một ấn phẩm do TS. Luật Học TT. THÍCH CHÂN QUANG biên soạn.
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng